Các góc phần tư trong hệ tọa độ thiên hà Góc phần tư thiên hà

Trong thiên văn học thực tế, sự phân vùng các góc phần tư thiên hà dựa vào hệ tọa độ thiên hà, trong đó đặt Mặt Trời vào điểm gốc cực hệ tọa độ. Mặt Trời được chọn làm điểm gốc thay vì trung tâm Ngân Hà bởi những lý do thực tế, vì tới nay mọi quan sát thiên văn (bởi loài người) đều được thực hiện trên Trái Đất hay bên trong hệ Mặt Trời.

Sự phân vùng

Các góc phần tư được mô tả và gọi tên theo số thứ tự—ví dụ "góc phần tư thiên hà thứ nhất"[1] "góc phần tư thiên hà thứ hai,"[2] hay "góc phần tư thứ ba của dải Ngân Hà."[3] Khi nhìn từ cực thiên hà Bắc với tia 0 kinh độ (°) được chọn là tia nối Mặt Trời tới trung tâm dải Ngân Hà, các góc phần tư được xác định như dưới đây (trong đó l là kinh độ thiên hà):

  • góc phần tư thiên hà thứ nhất (GQ1) – 0° ≤ l ≤ 90°[4]
  • góc phần tư thiên hà thứ hai (GQ2) – 90° ≤ l ≤ 180°[2]
  • góc phần tư thiên hà thứ ba (GQ3) – 180° ≤ l ≤ 270°[3]
  • góc phần tư thiên hà thứ tư (GQ4) – 270° ≤ l ≤ 360°[1]

Một khu vực trong không gian Ngân Hà có thể được xác định theo góc phần tư thiên hà và vị trí Bắc (N) hoặc Nam (S) so với mặt phẳng thiên hà.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Góc phần tư thiên hà http://www.ras.ucalgary.ca/CGPS/where/plan/ http://www.thinkastronomy.com/M13/Manual/common/ga... http://www.astron.nl/~leeuwen/video/dloo/JAHH9p3.p... //arxiv.org/abs/astro-ph/0401303 //doi.org/10.1051%2F0004-6361:20034530 http://galaxymap.org/mwe/mwe.php http://iopscience.iop.org/0067-0049/108/2/545 https://www.bible.com/vi/bible/193/JER.49.36.VB192... https://books.google.com/books?id=9KHw6R8rQEMC&pg=... https://books.google.com/books?id=FH3WolaD9asC